Đợt lũ thứ 3 đến đập Tam Hiệp vào lúc 14 giờ ngày 26/7, với lưu lượng 50.000 m3/giây, do mưa to ở thượng nguồn sông Dương Tử, theo Công ty Tam Hiệp Trung Quốc.
Đến 14 giờ ngày 27/7, dòng nước lũ đổ về đập Tam Hiệp đạt đỉnh, với lưu lượng lên tới 60.000 m3/giây, nhưng phần lớn nước lũ mới đã được kiểm soát nhờ các biện pháp phòng ngừa lũ đã được tiến hành trước đó.
Đập Tam Hiệp xả lũ, trong ảnh chụp ngày 31/7. Chụp màn hình Xinhuanet.com
Vào tối 31/7, Tân Hoa xã đăng một số ảnh chụp cùng ngày với chủ thích đợt lũ thứ 3 trên sông Dương Tử năm nay đã đến đập Tam Hiệp một cách suôn sẻ khi lưu lượng vào hồ chứa của đập đã giảm xuống còn 34.000 m3/giây.
Con đập nổi tiếng thế giới đang phải xả lũ ở mức 37%. "Việc xả lũ có thể giữ mực nước tại các trạm quan sát thủy văn lớn ở hạ lưu trong phạm vi an toàn", Gao Yulei, kỹ sư cấp cao của đập Tam Hiệp, nói với China Global Television Network và cho biết thêm xả lũ cũng có thể giảm bớt lũ lụt và giảm bớt áp lực đối với vùng trung lưu và hạ lưu sông Trường Giang.
Tính đến nay, đập Tam Hiệp đã mở cổng xả lũ 9 lần nhằm đảm bảo khả năng trữ nước trong hồ chứa, theo Tân Hoa xã.
Mưa lớn kéo dài 2 tháng qua ở Trung Quốc dẫn đến lũ lụt tồi tệ đã khiến ít nhất 158 người thiệt mạng và mất tích.
Mưa lớn kéo dài liên tục kể từ tháng 6 đã tàn phá phần lớn miền Nam Trung Quốc. Nước ở nhiều sông hồ đã đạt mức cao nguy hiểm, trong khi dự báo cho thấy những ngày tới có thể có mưa lớn hơn và mưa bão.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mực nước tại hồ chứa đập Tam Hiệp không phải là mối đe dọa đối với hệ thống kiểm soát đa chức năng của đập.
Con đập dài 2.309 m và cao 185 m đã đi vào hoạt động năm 2003. Bên cạnh đó, hệ thống này có 5 tầng âu tàu và 34 máy phát điện thủy điện. Đợt lũ lụt này là thử thách lớn đầu tiên đối với thiết kế của đập Tam Hiệp khổng lồ trên sông Dương Tử.
Theo các nhà chức trách, không có lý do gì để lo sợ về một mối đe dọa đối với cấu trúc của chính của đập Tam Hiệp, bởi nó được thiết kế để giúp đối phó với lũ lụt.
Tuy nhiên, một số báo cáo, bao gồm cả phương tiện truyền thông phương Tây, đã đặt ra câu hỏi về sự an toàn của đập. Một số dựa trên việc giải thích sai về một bức ảnh vệ tinh cho thấy con đập bị "uốn cong", dẫn đến lo ngại về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp.
Lượng nước đổ về đập Tam Hiệp trong đợt lũ thứ 3 đạt mức kỷ lục.
Trên thực tế, Trung Quốc đã phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt rất lớn vào mùa hè này, vì những lý do phức tạp không chỉ tập trung vào đập Tam Hiệp. Đập Tam Hiệp đã đóng vai trò chống lại lũ lụt, nhưng thật không thực tế khi mong đợi một con đập, dù lớn đến đâu, giải quyết lũ lụt ở quy mô này, theo SCMP.
Khi nước lũ dâng cao ở thượng nguồn, chính quyền Trung Quốc đã phản ứng bằng cách xả một lượng lớn nước từ đập Tam Hiệp. Điều này chắc chắn đã làm trầm trọng thêm lũ lụt ở hạ lưu.
Ngoài những thông tin về đợt lũ thứ 3 thì việc di dời thành công căn nhà cổ 100 tuổi để tránh tác động của lũ lụt cũng được nhiều người quan tâm. Các công nhân đã mất 9 ngày làm việc cật lực để di chuyển ngôi nhà tới vị trí an toàn ở thành phố Thặng Châu, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc, theo SCMP.
Ngôi nhà cổ 100 năm tuổi được di dời thành công sau 9 ngày. Nguồn: CCTV/SCMP
Ngôi nhà cổ đã được di chuyển cách vị trí ban đầu khoảng 55 mét vào ngày 29/7. Di chuyển toà bộ toà nhà là phương án tốt nhất để bảo vệ ngôi nhà cổ lịch sử khỏi lũ lụt.
Việc di dời ngôi nhà 100 năm tuổi là một phần trong kế hoạch kiểm soát lũ trên sông Chengtan của chính phủ Trung Quốc.
Ngôi nhà cổ được di dời sang vị trí mới cách vị trí cũ 55 mét. Nguồn: CCTV/SCMP
Trong 2 tháng qua, lũ lụt ở miền nam Trung Quốc đã làm ít nhất 158 người chết, ảnh hưởng đến khoảng 54,8 triệu người ở 27 khu vực cấp tỉnh.
Lily (th)
Nhận xét
Đăng nhận xét